Đường sắt Nigeria: Tận dụng năng lực đường sắt cũ, xây dựng đường sắt mới

Thứ hai, 12/08/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau khi đầu tư 24 tỷ Naira (tương đương 151,7 triệu USD) để nâng cấp đường và tín hiệu đường khổ 1067mm, mua 24 đầu máy, tân trang 500 toa xe hàng và khách, việc chạy tàu đã được bắt đầu từ tháng 12 năm 2012 trên đoạn dài 98 km Lagos – Abeokula và từ đầu năm 2013, toàn bộ tuyến đường dài 1126 km từ Logos đến Kano đã được mở khai thác sau 10 năm đóng đường.
Sau khi đầu tư 24 tỷ Naira (tương đương 151,7 triệu USD) để nâng cấp đường và tín hiệu đường khổ 1067mm, mua 24 đầu máy, tân trang 500 toa xe hàng và khách, việc chạy tàu đã được bắt đầu từ tháng 12 năm 2012 trên đoạn dài 98 km Lagos – Abeokula và từ đầu năm 2013, toàn bộ tuyến đường dài 1126 km từ Logos đến Kano đã được mở khai thác sau 10 năm đóng đường.

Khôi phục, cải tạo các tuyến khổ 1067mm, xây tuyến mới khổ 1435mm

Chính phủ nhấn mạnh rằng, việc mở lại tuyến này là “bình minh” của TCT  Đường sắt Nigeria (NRC), bắt đầu chấm dứt hàng thập kỷ suy thoái và quản lý kém cỏi.

Trong 6 năm qua, Chính phủ đã đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho các dự án cải tạo và làm mới. 7 hợp đồng xây dựng  đường sắt xuyên quốc gia đã được ký và nghiên cứu khả thi cho 8 dự án khác cũng sẽ hoàn thành trong quý 3 năm nay.

Sau khi hoàn thành khôi phục và cải tạo tuyến Lagos – Kano, trọng điểm khôi phục đã chuyển sang tuyến phía đông của mạng đường sắt khổ 1067mm, dài 1657 km từ cảng Harcourt đến Maiduguri.

Dự án xây dựng đường mới khổ tiêu chuẩn dài 340 km Itakpe – Ajaokuta – Warri đã được ký với nhà thầu Julius Berger, hợp đồng trị giá 211 triệu USD. Tuyến đường chủ yếu chở quặng sắt cho Nhà máy Thép Delta và chở than tới Warri. Giai đoạn đầu chạy 4 đoàn tàu 32 toa, sau tăng lên 8 đoàn tàu 64 toa.

Cũng trên tuyến Lagos – Kano, năm 2012, một công ty xây dựng Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng 360 km đường khổ tiêu chuẩn Lagos – Ibadan, trị giá 1,59 tỷ USD. Tuyến đường sắt đôi này sử dụng vốn vay của Exim Bank Trung Quốc và vốn đối ứng của chính phủ. Một thỏa thuận vay khác cũng đã ký với Exim Bank TQ trị giá 500 triệu USD, trong tổng số 875 triệu USD giá trị công trình, xây dựng 186 km khổ đường tiêu chuẩn Abuja – Kaduna. Việc xây dựng đã bắt đầu từ tháng 4/2013.

Thách thức lớn về cơ cấu, cơ chế và thực hiện

Chính phủ khẳng định, khôi phục cải tạo đường sắt là nhiệm vụ cấp thiết đối với kinh tế đất nước và trong dự thảo “Chính sách Vận tải Quốc gia” năm 2010 đã đề cập tới những lợi ích to lớn của  Đường sắt đối với nền kinh tế đất nước và xác định “Tầm nhìn Chiến lược đường sắt” gồm ba giai đoạn: chuyển đổi hệ thống, hiện đại hóa hệ thống và ổn định hóa hệ thống.

Để đạt được những lợi ích đó, đường sắt cần vượt qua những thách thức về: cơ cấu, cơ chế và thực hiện.

Về cơ chế, vấn đề cấp thiết là sửa đổi luật về đường sắt, cho phép tư nhân được phép đầu tư trong đường sắt. Phương thức hợp tác công-tư (PPP) đã được áp dụng ở nhiều nước trong việc xây dựng mới và khôi phục hạ tầng, trong đầu tư và chuyển giao công nghệ xây dựng và khai thác đường sắt. Tuy vậy cũng cần thận trọng khi áp dụng, tránh những rủi ro làm thất bại như ở Croydon Tramlink và London Underground (Anh).

Ở Nigeria, chính quyền liên bang quản lý hạ tầng, các công ty tư nhân được nhượng quyền cung cấp đầu máy toa xe và khai thác chạy tàu. Phí sử dụng hạ tầng trong 25-30 năm sẽ là vốn để mở rộng, cải tạo và bảo dưỡng hạ tầng.

Vấn đề chủ chốt mà Nigeria đang phải đối mặt trong thực hiện các dự án PPP là thiếu đội ngũ chuyên gia nội địa có khả năng đánh giá bối cảnh và cơ cấu pháp lý của dự án, hiểu biết chi tiết mọi khía cạnh của những vấn đề mà dự án đó phải đương đầu, do đó cần tập trung huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ để xây dựng một đội ngũ chuyên gia nội địa.

Hiện nay, trong khi nhấn mạnh về khôi phục cải tạo cơ sở hạ tầng, người ta chưa quan tâm đầy đủ tới việc tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư được nhượng quyền khai thác sau này. Kinh nghiệm, tuyến Ikape – Ajaokuta – Warri phục vụ các nhà máy thép cho thấy, tuy đã hoàn thành nhưng hiện nay vẫn chưa khai thác được do các điều kiện hiện hành chưa đủ sức hấp dẫn công ty vận tải tư nhân đến tìm kiếm lợi nhuận.

Việc lớn nhất hiện nay là thông qua dự thảo Luật đường sắt, nhằm tạo một khung pháp lý cần thiết cho việc thu hút vốn và thu hút các công ty vận tải tư nhân, nhằm đưa mạng đường sắt, sau khi được hồi sinh và cải tạo, phát huy đầy đủ tiềm năng.

Theo ĐSVN

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)